Bé ngủ dễ giật mình thì cần làm gì? Bà mẹ nào cũng phải biết

NADAOILS.VN - THƯƠNG HIỆU TINH DẦU BÁN CHẠY SỐ 1 VIỆT NAM
Bé ngủ dễ giật mình thì cần làm gì? Bà mẹ nào cũng phải biết
Ngày đăng 28/07/2023 17:13:41:PM     Lượt xem: 151 lượt xem
 Mục lục bài viết
    Chất lượng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh rất quan trọng. Nhưng đối với các mẹ mới sinh con lần đầu, còn thiếu rất nhiều kinh nghiệm thì đây lại là vấn đề không dễ dàng. Một trong những vấn đề khiến cho chất lượng giấc ngủ của bé giảm xuống. Đó là bé hay bị giật mình trong lúc ngủ, đó là nguyên nhân chủ yếu. Với những bà mẹ đã dày dặn kinh nghiệm thì đây chỉ là chuyện nhỏ. Ngược lại với bà mẹ lần đầu nuôi con thì đây hẳn là vấn đề nan giải. Không biết cách xử lý đúng thì chỉ khiến bé càng khó ngủ hơn và quấy cả đêm. Vì thế các bà mẹ còn ít kinh nghiệm trong vấn đề giấc ngủ của con thì đừng bỏ qua bài viết. [caption id="attachment_4984" align="aligncenter" width="800"]bé ngủ dễ giật mình Đối với các mẹ sinh con lần đầu thì việc chăm con ngủ không hề dễ[/caption]

    Tại sao khi ngủ bé dễ bị giật mình

    Bé đang ngủ nhưng có dậu hiệu nửa đêm thì giật mình dậy có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Các bà mẹ đừng chớ coi thường vấn đề này vì có thể ảnh hưởng đến tương lai của bé. Trong 2 nguyên nhân trên thì về nguyên nhân bệnh lý thì mẹ cần phải đặc biệt quan tâm tới.

    Nguyên nhân về sinh lý

    • Phản xạ tự nhiên: Moro chính là tên gọi cho phản xạ giật mình của bé. Đây thật ra cũng là một phản xạ tự nhiên bé nào cũng có giống như khi vừa sinh sẽ bú ti mẹ. Phản xạ này là đặc trưng và rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Sau khi sinh ra, bé sẽ bị chuyển môi trường sống khác nhau. Đó là từ việc sống trong tử cung đến việc sống ở môi trường bên ngoài. Nên vì thế mà cơ thể của bé tự sản sinh ra loại phản xạ này. Các mẹ cũng đừng quá lo, phản xạ này sẽ tự mất đi sau khi ở được 3 - 6 tháng tuổi.
    • Có tiếng ồn: Bé sơ sinh khá nhạy cảm với tiếng ồn trong lúc ngủ. Ngoài ra không nên bồng bé cho bé ngủ rồi sau đó đặt vào nôi. Nhiều khi tác động tuy nhỏ nhưng khiến bé giật mình, bé sẽ khó chịu.
    • Tâm lý bất an: Tâm lý cũng gây ảnh hưởng khá nhiều tới giấc ngủ. Nếu tâm lý của bé đang bất an, lo sợ điều gì đó thì khi ngủ dễ bị giật mình giữa đêm.
    [caption id="attachment_4983" align="aligncenter" width="800"]bé ngủ dễ giật mình Việc giật mình khi ngủ chỉ là phản xạ tự nhiên của bé[/caption]

    Nguyên nhân về bệnh lý

    • Trào ngược dạ dàyNguyên nhân phổ biến ở hầu hết các bé sơ sinh dẫn tới giật mình khi ngủ.
    • Bị bệnh: Nếu hay bị giật mình khi ngủ thì có thể bé đang bị các bệnh liên quan tới giun sán, viêm họng.
    • Mắc một số bệnh lý: Thiếu máu, trẻ bị bệnh tim, cơ thể có dấu hiệu suy nhược. Đó là triệu chứng khiến bé dễ bị mơ hoảng và giật mình khi ngủ;
    • Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương:  Bé sơ sinh dễ bị giật mình khi ngủ còn liên quan đến thần kinh như dây thần kinh. Có thể dây thần kinh của bé bị tổn thương hoặc rối loạn thần kinh bẩm sinh có thể gây ra triệu chứng trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ.
    [caption id="attachment_4982" align="aligncenter" width="800"]bé ngủ dễ giật mình Hãy khám tại phòng bác sĩ để xác định bé có phải mắc về bệnh lý không nhé!![/caption]

    Bé ngủ dễ bị giật mình thì bố mẹ cần làm gì

    Vì triệu chứng giật mình của bé bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như Nada đã liệt kê ở trên. Nên bạn hãy áp dụng từng cách để xem xét nguyên nhân dẫn đến việc bé bị giật mình. Nếu là các nguyên nhân môi trường, sinh lý thì giải đáp dưới đây sẽ dành cho bạn. Và khi áp dụng tất cả cách trên nhưng tình hình hơn 1 tuần vẫn không thay đổi. Thì bạn hãy đến ngay bệnh viện để khám để bác sĩ khám chi tiết. Các mẹ nên nhớ, triệu chứng mất ngủ của bé xảy ra hầu hết ở trẻ sơ sinh. Bé sẽ dần hết giật mình khi đang ngủ ở độ tuổi 3 - 6 tháng. Và nếu bạn áp dụng những mẹo dưới đây có thể khiến bé ngủ lại sau khi bị giật mình thì cũng đừng lo lắng quá.

    Bỏ túi 5 cách giúp bé dễ ngủ, ngay cả khi bị giật mình

    1. Không ngủ ngày nhiều

    Khí bé không có việc gì chú ý sẽ rất dễ bị buồn ngủ. Nên bạn hãy dành thời gian chơi với bé như là: trò chuyện, nghe nhạc, khuyến khích bé vận động.  Ngoài ra, mẹ hãy cho bé ngủ những giấc ngủ ngắn trong ngày để lấy lại sức. Nhưng đừng cho ngủ quá nhiều vì khiến bé sẽ thức đêm nhiều hơn. Khi bé ngủ trưa, bạn hãy canh đồng hồ hợp lý để đánh thức dậy.

    2. Để bé thoải mái khi ngủ, hãy chơi đùa với bé

    Nên cho bé chơi các hoạt động thư giãn vào buổi tối để thoải mái hơn. Thời gian bé ngủ cũng vô tình trùng với thời gian làm việc của các bậc cha mẹ. Thế nên dù thế nào bạn hãy sắp xếp một thời gian hợp lý để chơi với bé, tắm. [caption id="attachment_4981" align="aligncenter" width="800"]bé ngủ dễ giật mình Chơi đùa với bé sẽ tạo cho bé cảm giác an lành, dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu[/caption] Để dễ dàng dành thời gian cho bé mà không ảnh hưởng tới công việc. Các mẹ có thể thực hiện những việc như cho bú, tắm, chơi, ngủ theo giờ giấc. Dần sẽ hình thành thói quen và việc bé sẽ tự giác hơn, bạn cũng có nhiều thời gian làm việc riêng.

    3. Tạo cho bé cảm giác thoải mái

    Chuyển động nhịp nhàng liên tục là điều khiến bé đi vào giấc ngủ dễ dàng. Khi mang bầu, bé hoạt động nhiều nhất lúc bạn nghỉ ngơi. Bạn thức và vận động, bé lại sẽ yên ắng vì được ru ngủ bởi các chuyển động nhẹ nhàng. Ra khỏi bụng mẹ, những chuyển động đó vẫn còn có tác dụng với bé. Lắc lư, đung đưa, vỗ nhẹ sẽ giúp bé chìm vào giấc ngủ dễ dàng và ngủ sâu.

    4. Chỗ ngủ ấm cúng

    Chỗ ngủ luôn ấm cúng và thoải mái là yếu tố giúp bé có một giấc ngủ ngon. Bé sẽ không thoải mái khi cảm nhận chỗ mình nằm trống trải. Hãy cho bé ngủ trong nôi hoặc một chiếc xe đẩy ở vài tháng đầu. Vật dụng xung quanh cũng quan trọng vì giúp bé thoải mái hơn. Sự ấm cúng sẽ khiến bé cảm nhận giống hệt chín tháng đầu ở trong bụng mẹ.

    5. Hãy massage chân tay cho bé

    Xoa chân tay nhẹ nhàng cũng là một cách dỗ trẻ sơ sinh đi vào giấc ngủ nhanh nhất. Tư thế ngủ tốt nhất cho con là nằm ngửa. Nếu bé trở nên cáu kỉnh, khó chịu, mẹ đừng vội bế lên mà hãy dỗ nhẹ nhàng, vuốt ve để bé ngủ lại. Chỉ cần theo dõi thói quen ngủ của con, bố mẹ sẽ biết bé tại sao bé cáu kỉnh mà nguyên nhân không phải là do tã ướt, dơ hay đói. Để bé đi vào giấc ngủ nhanh nhất, mẹ hãy massage chân tay cho con 10 - 15 phút. Việc làm có mất chút thời gian nhưng sẽ khiến bé thư giãn, đi vào giấc ngủ sâu. Tư thế để ngủ tốt nhất cho bé là nằm ngửa. Nếu trong đêm vô tình bé thức giấc thì các mẹ hãy bình tĩnh. Đừng vội bế hay dỗ, các mẹ hãy nhẹ nhàng vuốt ve để bé ngủ lại. Hãy theo dõi thói quen ngủ của bé một thời gian, bạn sẽ biết lý do bé hay tỉnh giấc. Có thể nguyên nhân do đói hoặc tã ướt.

    Vài điều mẹ cần lưu ý khi bé ngủ

    Mẹ nào chẳng muốn con mình ngủ ngon, vậy thì hãy lưu ý đừng làm những điều sau:
    • Đánh thức khi con ngủ: nếu con ngủ gật trong xe đẩy hoặc xe tập đi, bố mẹ chỉ cần mang xe vào một nơi an toàn mà bé có thể ngủ. Vậy nên hãy cho bé ngủ một giấc trưa ngon lành ở ghế xe và nhớ cài dây an toàn cũng như để mắt đến bé bố mẹ nhé. Một giấc ngủ ngắn có thể chấp nhận được nhưng đừng để bé ngủ ở đó qua đêm. Cách an toàn nhất là đặt bé nằm sấp trên miếng nệm của chiếc giường/cũi
    • Các mẹ nếu phát hiện con ngủ quên, ngủ gật thì đừng chớ vội đánh thức bé. Chỉ cần mang xe vào nơi an toàn, cho bé ngủ một giấc an lành. Một giấc ngủ thoáng qua lúc mệt thì có thể chấp nhận được. Nhưng đừng quá dễ dãi để việc ngủ quên ảnh hưởng tới giấc ngủ trưa, tối.
    • Đừng vội vàng bật dậy ru bé ngủ ngay khi vừa nghe tiếng khóc. Hãy tập cho bé học cách tự ngủ lại khi bị thức giấc. Và mẹ nên quan sát nếu tã của bé có vấn đề thì đừng để quá lâu nhé.
    • Khi đặt đồ chơi trong nôi, bạn đừng đặt các vật dụng có đầu nhọn, sắc. Những món đồ chơi vô hại có khi lại làm hại bé vì da bé rất mỏng.
    Việc chăm sóc bé nhỏ ở những ngay đầu không bao giờ là dễ cả. Đó là cả hành trình những ngày vất vả và gian nan. Càng học được nhiều mẹo, mẹ sẽ càng trở nên chắc tay trong việc chăm bé. Bài trên của Nada chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế việc chuẩn đoán của bác sĩ.

    Bài viết có thể bạn quan tâm

    Liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn 

    Trang chủ
    Menu
    Gọi Ngay
    Liên Hệ

    Chat

    Zalo Zalo Tư vấn bán hàng Tư vấn bán hàng Tư vấn bảo hành Tư vấn bảo hành