Những phương pháp chiết xuất tinh dầu thường dùng hiện nay

NADAOILS.VN - THƯƠNG HIỆU TINH DẦU BÁN CHẠY SỐ 1 VIỆT NAM
Những phương pháp chiết xuất tinh dầu thường dùng hiện nay
Ngày đăng 27/11/2023 10:29:36:AM     Lượt xem: 488 lượt xem
 Mục lục bài viết

    Những phương pháp chiết xuất tinh dầu thường dùng hiện nay

    Tinh dầu không còn xa lạ với nhiều người, để sản xuất được tinh dầu nguyên chất và chất lượng thì có nhiều phương pháp khác nhau. Vậy phương pháp sản xuất tinh dầu nào phổ biến hiện nay?

    Chiết xuất tinh dầu

    Có nhiều phương pháp để chiết xuất tinh dầu

    Chiết xuất tinh dầu bằng phương pháp chưng cất

    Chiết xuất tinh dầu bằng phương pháp chưng cất là cách được nhiều người chọn lựa. Phương pháp này được xem là quy trình đơn giản nhất, thiết bị gọn nhẹ, thời gian tách nhanh và có thể chiết xuất được nhiều loại tinh dầu.

    Phương pháp chưng cất hoạt động theo nguyên tắc hơi nước sẽ thấm qua màng tế bào của bộ phận chứa tinh dầu, làm trương và phá vỡ bộ phận này rồi kéo tinh dầu (hợp chất không tan lẫn trong nước, dễ bay hơi) ra khỏi nguyên liệu.

    Vì là phương pháp đơn giản nên cách chiết xuất tinh dầu này có những mặt hạn chế như sau:

    - Chỉ tách được tinh dầu trong những nguồn chứa tinh dầu có hàm lượng tương đối cao.

    - Cho ra sản phẩm dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt (nhiệt phân, polymer hóa,...) vì tinh dầu có chứa những hợp chất dễ bị tác dụng từ nhiệt.

    - Không thể tách sáp, nhựa theo tinh dầu (khi những thành phần này giữ hương).

    - Sản phẩm sẽ chứa một số thành phần chứa oxy, dễ mất vì phân bố lại ở trong nước.

    - Phương pháp chưng cất sẽ tiêu tốn khá nhiều nguyên liệu, nước giải nhiệt nên cần phải có một số biện pháp khắc phục.

    Vì những mặt hạn chế của phương pháp này mà để được hiệu suất chưng cất cao, thiết bị gọn và tinh dầu thu được ít bị biến đổi nhất, người ta kết hợp thêm một số biện pháp như sau:

    - Chưng cất trực tiếp, nguyên liệu chưng cất trong vật chứa được để không đụng đáy, đụng thành và không chạm nước (trừ nguyên liệu giỗ hoặc rễ).

    - Hồi lưu nước chưng về thiết bị cất.

    Chiết xuất tinh dầu bằng phương pháp trích ly

    - Phương pháp trích ly bằng dung môi dễ bay hơi

    Nguyên tắc hoạt động của phương pháp trích ly là dung môi thấm qua màng tế bào và hòa tan tinh dầu. Hiện tượng thẩm thấu này xảy ra khi đạt đến sự cân bằng. Như vậy, phương pháp trích ly là quá trình khuếch tán cấu tử của tinh dầu từ nguyên liệu vào trong dung môi. Dung môi thường sử dụng là ether dầu hỏa, hexan, ethyl ether, chloroform, dichloromethane, methanol,...

    + Phương pháp trích ly trực tiếp bằng dung môi, sản phẩm tinh dầu dễ lẫn với những chất cùng tan trong dung môi trích ly và lượng dung môi sử dụng tương đối lớn. Thông thường với tinh dầu từ hoa, người ta cũng thường dùng dòng không khí ẩm nóng đẩy tinh dầu ra khỏi hoa rồi cho tinh dầu hấp thụ vào chất hấp thụ rắn như than hoạt tính. Sau đó, giải hấp tinh dầu bằng dung môi dễ dàng bay hơi.

    + Quy trình thiết bị phương pháp trích ly đơn giản, có thể cơ giới hóa được. Đồng thời cho hiệu suất cao và tinh dầu sạch hơn.

    + Trong một số trường hợp chiết xuất tinh dầu từ hoa bằng dung môi ether dầu hỏa, sản phẩm thu sau dung môi sẽ cho nhựa thơm, có đặc tính hương vị hoa tươi và dùng làm chất định hương rất tốt.

    Tuy nhiên, vì việc trích ly sử dụng nhiều dung môi dễ bay hơi cũng như dung môi khá độc hại. Chính vì thế, phương pháp được nhiều người kỳ vọng hơn và sử dụng CO2 để chiết tách tinh dầu.

    Chiết xuất tinh dầu

    Mỗi phương pháp chiết xuất tinh dầu cho ra chất lượng tinh dầu khác nhau

    - Phương pháp trích ly bằng dung môi không bay hơi

    Việc sử dụng dung môi dễ bay hơi trong phương pháp trích ly sẽ gặp nhiều hạn chế như sử dụng nhiều dung môi, dung môi dễ bị thất thoát. Do đó ở một số trường hợp, người ta sử dụng dầu thực vật hoặc mỡ (đã loại mùi) để chiết tách. Chẳng hạn, sử dụng dầu hạnh nhân, dầu dừa để chiết xuất tinh dầu từ nguồn hoa như hoa cam, chanh, quýt, bưởi,... thay vì sử dụng dầu, mỡ, sáp có nhiệt độ nóng chảy thấp.

    - Phương pháp trích ly CO2 

    Muốn thực hiện chiết xuất tinh dầu bằng phương pháp này, người ta sẽ đặt nguyên liệu trong một thùng kín, bơm CO2 hóa lỏng vào thùng kết hợp với nhiệt độ và áp suất thích hợp. 

    CO2 có vai trò giúp cho nguyên liệu tiết ra tinh dầu. Khi kết thúc quá trình trích ly thì CO2 sẽ trở về trạng thái khí và tự tan, giữ lại phần tinh dầu nguyên chất. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí đầu tư thiết bị máy móc khá cao. Vì thế, phương pháp này thường được sử dụng để làm mỹ phẩm, nước hoa cao cấp hơn là chiết xuất tinh dầu đơn thuần.

    Chiết xuất tinh dầu bằng phương pháp ép lạnh

    Phương pháp ép lạnh thường sử dụng cho những nguồn nguyên liệu giàu tinh dầu và dễ lấy. Ví dụ, lớp ngoài của quả cam, chanh, quýt, bưởi, tắc,... Tinh dầu của những loại nguyên liệu này nhiều và chứa ở trong các túi (tế bào lớn).

    Bên cạnh đó, nguyên liệu khi sử dụng phương pháp ép lạnh để chiết xuất tinh dầu cần có vỏ phải tươi. Bởi vì vỏ tươi thì các tế bào ở cạnh túi tinh dầu còn căng nên khi ép, túi tinh dầu sẽ vỡ và tinh dầu dễ thoát ra bên ngoài.

    Khi ép tinh dầu, người ta sẽ vừa ép vừa phun nước để giải nhiệt nhằm bảo vệ tinh dầu cũng như kịp thời thu được tinh dầu nguyên chất. Nước tưới này sẽ làm cho các tế bào tinh dầu phình ra nên không thể hút tinh dầu ngoài vào được. Để chiết xuất tinh dầu dễ dàng hơn, người ta còn thêm vào dung dịch NAHCO3 2% để hạn chế quá trình tạo ra dung dịch nhựa quả.

    Bã còn lại trong quá trình chiết xuất thường chứa khoảng 20- 30% tinh dầu còn sót lại. Để lấy được tinh dầu triệt để, người ta phải thực hiện tiếp việc chưng cất hơi nước để lấy phần tinh dầu còn lại. Tinh dầu có từ phương pháp ép lạnh cho có chất lượng cao hơn là phương pháp chưng cất, bởi vì phương pháp ép lạnh hạn chế được một số tác dụng từ nhiệt.

    Chiết xuất tinh dầu

    Lựa chọn đơn vị uy tín để đảm bảo chất lượng của tinh dầu

    Phân biệt tinh dầu nguyên chất và tinh dầu kém chất lượng

    - Những loại tinh dầu kém chất lượng

    Mỗi một cơ sở sản xuất tinh dầu sẽ áp dụng những phương pháp chiết xuất tinh dầu khác nhau, do đó chất lượng của tinh dầu cũng sẽ không giống nhau. Không những thế, hiện có nhiều đơn vị sản xuất tinh dầu giả làm người dùng hoang mang và khó khăn chọn lựa. 

    + Tinh dầu kém chất lượng bằng hóa học

    Hương liệu từ những loại tinh dầu làm bằng hóa học thường bám rất dai, lâu mất mùi và thường nhạy cảm giác khó chịu, đặc biệt là đối với những người nhạy cảm hoặc trẻ em, phụ nữ mang thai.

    + Tinh dầu pha cồn hoặc dầu thực vật

    Tinh dầu không nguyên chất thường pha với dầu thực vật hoặc cồn, bạn có thể kiểm tra bằng giấy, sờ bằng tay và thả vào nước xem có tan hay không.

    + Tinh dầu từ hương liệu pha với tinh dầu nguyên chất

    Nguyên nhân là tinh dầu nguyên chất có chất lượng kém vì kỹ thuật chưng cất hoặc nguyên liệu không tốt dẫn đến thành phẩm loãng và nhạt mùi. Lúc này, nhà sản xuất sẽ thêm chất tổng hợp để tăng mùi cho sản phẩm.

    - Cách phân biệt

    + Sử dụng giấy trắng

    Tinh dầu chất lượng khi nhỏ lên giấy trắng sẽ bay hơi rất nhanh và hết chỉ sau 5 - 7 phút. Nếu đó là tinh dầu kém chất lượng sẽ để lại dấu vết trên tờ giấy.

    + Lắc chai tinh dầu

    Đầu tiên bạn cần phải lắc chai tinh dầu thật mạnh, tinh dầu nguyên chất sẽ có bọt nổi lên và tan ngay khi dừng lắc. Ngược lại, tinh dầu kém chất lượng sẽ nổi bọt nhiều và rất lâu để trở lại như ban đầu.

    + Sử dụng tay

    Tinh dầu nguyên chất sẽ thẩm thấu rất nhanh vào da mà không để lại cảm giác bết dính. Trường hợp cảm giác dính dính khó chịu thường xảy ra ở tinh dầu kém chất lượng.

    + Sử dụng nước lọc

    Tinh dầu thiên nhiên sẽ không bị chìm trong nước cũng như không hòa tan. Trong khi đó, tinh dầu kém chất lượng sẽ bị chìm xuống tận đáy và tan vào trong nước.

    Qua những chia sẻ về chiết xuất tinh dầu, hy vọng giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích.

    Nếu bạn cần hỗ trợ, hãy gọi hotline: 1800 64 67 01 để được tư vấn miễn phí.

     

    Trang chủ
    Menu
    Gọi Ngay
    Liên Hệ

    Chat

    Zalo Zalo Tư vấn bán hàng Tư vấn bán hàng Tư vấn bảo hành Tư vấn bảo hành