Bật mí cách làm tinh dầu oải hương cực nhanh

NADAOILS.VN - THƯƠNG HIỆU TINH DẦU BÁN CHẠY SỐ 1 VIỆT NAM
Bật mí cách làm tinh dầu oải hương cực nhanh
Ngày đăng 10/11/2023 08:39:48:AM     Lượt xem: 292 lượt xem
 Mục lục bài viết

    Bật mí cách làm tinh dầu oải hương cực nhanh

    Tinh dầu oải hương không chỉ được ưa chuộng vì hương thơm dịu nhẹ, tinh tế mà còn có nhiều công dụng trong đời sống. Bạn cũng có thể tự làm tinh dầu oải hương ngay tại nhà nhưng cần pha trộn với dầu nền khác thì mới có thể sử dụng được.

    tinh dầu oải hương

    Tinh dầu oải hương tự làm khác với tinh dầu oải hương nguyên chất

    Tinh dầu oải hương tự làm là gì?

    Tinh dầu oải hương tự làm là một loại tinh dầu được tạo ra bằng cách ngâm hoa oải hương khô trong một loại dầu nền tùy thích trong một vài tuần. Khi những bông hoa khô ngấm vào dầu nền, tinh dầu tự nhiên trong hoa oải hương sẽ được rút ra và đi vào dầu nền. Những loại dầu nền phổ biến thường là dầu ô liu nguyên chất, dầu jojoba, dầu hạnh nhân ngọt và nhiều loại dầu khác.

    Tinh dầu oải hương tự làm khác với tinh dầu oải hương đậm đặc nguyên chất vì chúng được tạo ra từ phương pháp chiết xuất chưng cất chứ không qua cách truyền dẫn. 

    Nên lựa chọn loại hoa oải hương nào để làm tinh dầu?

    Trên thực tế, bất kỳ loại hoa oải hương nào cũng có thể sử dụng để làm tinh dầu. Những loại hoa oải hương được trồng theo phương pháp truyền thống hữu cơ sẽ cho ra loại tinh dầu có mùi ngọt ngào hơn. 

    Thật ra, việc bạn chọn loại hoa tươi và chất lượng để làm tinh dầu quan trọng hơn việc lựa chọn giống hoa. Đồng thời, bạn cần sử dụng những nụ hoa oải hương khô hoàn toàn để làm tinh dầu.

    Bởi vì những nụ hoa chưa khô hoàn toàn, độ ẩm còn sót lại có thể khiến cho dầu oải hương bị mốc hoặc hư hỏng. Bạn cần đảm bảo chúng khô hoàn toàn cũng sẽ giúp tối đa hóa lượng tinh dầu được hút ra.

    Sử dụng dầu nền nào để làm tinh dầu oải hương?

    Phụ thuộc vào mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn loại dầu nền thích hợp để làm tinh dầu oải hương. Chẳng hạn, nếu bạn muốn nấu ăn thì nên chọn dầu nền là dầu oliu, hoặc nếu bạn dưỡng da thì nên chọn những loại dầu nền an toàn trên thang điểm gây mụn.

    Dưới đây là một vài loại dầu nền thường sử dụng để làm tinh dầu oải hương:

    - Dầu hạt nho

    Dầu hạt nho có tính kháng khuẩn nên ít khả năng gây mụn, thậm chí còn có khả năng giúp giảm mụn trứng cá. Đây là một loại dầu nhẹ, không gây nhờn và hấp thụ dễ dàng.

    Tuy nhiên, tinh dầu hạt nho không cung cấp nhiều độ ẩm như một số loại dầu nền khác. Dầu nền hạt nho có thể ăn được ở nhiệt độ phòng lạnh hoặc nhiệt độ phòng nhưng không được khuyến khích để nấu ăn ở nhiệt độ cao.

    - Dầu hạnh nhân ngọt

    Dầu hạnh nhân ngọt có tác dụng làm giảm chất nhờn dư thừa, viêm nhiễm, sẹo, thâm và mụn trứng cá. Dầu hạt nhân ngọt cũng có thể ăn được nhưng tránh đun nóng.

    - Dầu jojoba

    Dầu jojoba khá nhẹ, không nhờn và hấp thụ dễ dàng vì cấu trúc hóa học tương tự với dầu tự nhiên ở trên da. Một lợi ích khác của loại dầu nền này là có thời gian sử dụng dài. Tuy nhiên, dầu jojoba không thể ăn được.

    tinh dầu oải hương

    Có thể sử dụng nhiều loại dầu nền khác nhau để làm tinh dầu oải hương

    - Dầu nụ tầm xuân

    Dầu nụ tầm xuân chứa nhiều axit béo thiết yếu, vitamin E và vitamin E nên có khả năng tái tạo tế bào mới. Dầu này cũng không được khuyến khích sử dụng để ăn hoặc uống và có thời gian sử dụng ngắn chỉ hơn 6 tháng.

    - Dầu ô liu nguyên chất

    Dầu ô liu là loại dầu nền cực kỳ dưỡng ẩm và nuôi dưỡng da khô, đặc biệt hơn nhiều loại dầu nền khác. Bởi vì dầu ô liu có thể ăn được nên sẽ là một lựa chọn tốt để làm tinh dầu oải hương đa dụng.

    - Dầu bơ

    Dầu bơ khá đặc và nhiều dầu nhưng có khả năng tốt trong việc cung cấp độ ẩm sâu. Ngoài ra, dầu bơ còn có thể hỗ trợ giảm sẹo, viêm và các đốm đồi mồi và làm mềm da đáng kể.

    Cách làm tinh dầu oải hương tại nhà

    Trước khi làm tinh dầu oải hương, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu gồm hoa oải hương khô, dầu nền yêu thích và một lọ đựng tinh dầu. Sau đó, tiến hành làm tinh dầu oải hương theo các bước như sau:

    - Bước 1: Phơi khô hoa oải hương

    Đầu tiên, bạn hãy chọn bó hoa oải hương cần phải phơi khô rồi cắt bỏ phần cành cứng ở gốc, chỉ giữ phần cành và hoa ở phía trên. Sau khi cắt, bạn phơi khô hoa ở nơi bóng râm hoặc bọc lại trong miếng vải để tránh làm hỏng mùi hương của hoa.

    Bạn không nên phơi dưới ánh nắng mặt trời vì nó có khả năng làm hỏng dầu trong hoa oải hương. Thông thường, để bó hoa oải hương tươi có thể khô là khoảng 2 tuần hoặc có thể sớm hơn.

    - Bước 2: Đổ nụ hoa oải hương khô vào lọ

    Đầu tiên, bạn cần rửa sạch tay và lau khô, ngắt nhẹ nhàng từng bông, nụ hoa oải hương khô rồi cho tất cả chúng vào lọ đựng. Đổ ít nhất ¾ hoa hoặc nụ hoa oải hương khô vào lọ thủy tinh. Dung tích lọ đựng và lượng dầu oải hương bạn làm là hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.

    tinh dầu oải hương

    Bạn có thể tự làm tinh dầu oải hương tại nhà

    - Bước 3: Đổ dầu nền vào lọ đựng hoa oải hương

    Bạn đổ dầu nền yêu thích của mình vào bình đựng hoa oải hương. Bạn hãy đổ đầy bình chứa đủ các bông hoa có thể ngập và “bơi” trong dầu nền. Sau đó, đậy kín nắp lại. Ngoài ra, bạn có thể pha trộn hai loại dầu nền như dầu hạnh nhân và dầu ô liu tùy theo sở thích của mình.

    - Bước 4: Ủ lọ hoa oải hương ở nơi có ánh sáng

    Bạn hãy đặt lọ hoa oải hương ở nơi ấm áp, có ánh sáng mặt trời để ngấm dầu trong ít nhất 1 tuần hoặc tối đa 3 tuần. Nếu có thể, bạn hãy lắc nhẹ chúng vài lần trong quá trình ngâm với dầu nền.

    Bởi vì hoa oải hương có xu hướng nổi trong dầu, vì thế bạn cần xoay nhẹ và lắc lọ để giữ cho mọi thứ trộn lẫn vào nhau. Điều này cực kỳ quan trọng trong vài ngày đầu tiên làm tinh dầu oải hương.

    Trong điều kiện không đủ nắng và thời gian, bạn hãy đun nóng hỗn hợp một cách thận trọng trong nồi hơi kép từ 2 - 5 giờ, đặt nhiệt độ ổn định khoảng 38 - 49 độ C. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này khi có nhiệt kế chuyên dụng và đảm bảo được nhiệt độ luôn ở mức thấp có thể kiểm soát. Bởi vì nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến mùi thơm cũng như hạn sử dụng của tinh dầu oải hương.

    - Bước 5: Lọc lấy tinh dầu oải hương

    Khi hết thời gian ngâm cùng dầu nền, bạn hãy lọc hoa oải hương và lấy dầu ra. Bạn hãy sử dụng một bộ lọc lưới mịn trên bát và đổ tất cả qua. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng vải lọc dầu hoặc túi sữa hạt để có thể lọc sạch nhất có thể. Bằng cách đó, bạn cũng có thể vắt vải hoặc túi hoa oải hương để có thể vắt hết dầu có thể.

    Bạn cũng có thể đổ lại dầu vào lọ với một lượt hoa oải hương mới. Thực hiện theo hướng dẫn trên và ngâm dung dịch dưới ánh nắng hoặc đun ở nhiệt độ thấp nhằm tạo nên dung dịch có mùi thơm hơn. Quy trình này có thể lặp lại đến 8 lần để cho ra dung dịch dầu oải hương có hương thơm tuyệt vời nhất.

    - Bước 6: Bảo quản tinh dầu oải hương

    Để bảo quản tinh dầu oải hương tự làm, bạn hãy cho vào lọ thủy tính sạch, tối màu, có nắp đậy kín và giữ ở những nơi khô ráo, thoáng mát và tối. Hạn sử dụng của tinh dầu oải hương phụ thuộc vào loại dầu nền và chất lượng của hoa sử dụng. Thông thường, hạn sử dụng của tinh dầu oải hương tự làm là từ 1 đến 2 tháng.

    Trên đây là những chia sẻ về cách làm tinh dầu oải hương tại nhà, hy vọng giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích.

    Nếu bạn cần hỗ trợ, hãy gọi hotline: 1800 64 67 01 để được tư vấn tận tình.

     

    Trang chủ
    Menu
    Gọi Ngay
    Liên Hệ

    Chat

    Zalo Zalo Tư vấn bán hàng Tư vấn bán hàng Tư vấn bảo hành Tư vấn bảo hành